Nguyên nhân bệnh vảy nến mà ai cũng nên biết

Nguyên nhân bệnh vảy nến là do đâu? đây là thắc mắc của đa số bệnh nhân bị vảy nến. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây nên như: rối loạn hệ miễn dịch, stress,…Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này qua bài viết sau.

 nguyên nhân bệnh vảy nến

Người mắc bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính tế bào thượng bì. Ở người bình thường những tế bào da cũ chết đi, bong ra sẽ có các tế bào da mới thay thế. Tuy nhiên ở người bị bệnh vảy nến tế quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần người bình thường đây được gọi là hiện tượng tăng sinh tế bào. Do quá trình đó diễn ra quá nhanh các tế bào da cũ và da mới không kịp thay thế, chồng chất dồn đống lại tạo thành rất nhiều mảng dày, đỏ, có vảy trắng.Người bị bệnh vảy nến sẽ có biểu hiện: da mẩn đỏ, bong tróc thành từng lớp, ở chân, tay hay một số vị trí khác trên cơ thể. Trên da bệnh nhân xuất hiện các mảng đỏ rõ ràng, đóng vảy trắng, bong ra như sáp nến, nếu bị nặng sẽ lan rộng toàn thân. Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh vảy nến?

8 nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Do rối loạn hệ miễn dịch là nguyên nhân bệnh vảy nến

Nguyên nhân bệnh vảy nến là do sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch, nhất là các bạch cầu loại T. Bình thường, các tế bào bạch cầu loại T theo sự tuần hoàn của máu di chuyển khắp cơ thể để săn lùng và tiêu diệt các vi sinh khuẩn và các hóa chất gây bệnh. Tuy nhiên trong bệnh vảy nến, bạch cầu T thay vì tấn công các yếu tố xâm nhấp vào cơ thể như vi khuẩn, virus mà tấn công nhầm các biểu bì da, khiến biểu bì tăng sinh rất nhanh trong vài ngày còn thường lệ phải mất cả tháng. Do không bong tróc kịp, các tế bào này xếp thành từng lớp vảy trên da, dẫn đến hiện tượng bệnh vảy nến. Vậy nguyên nhân bệnh vảy nến là do hệ miễn dịch của cơ thể.

nguyên nhân bệnh vảy nến do rối loạn hệ miễn dịch

Rối loạn hệ miễn dịch là nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Nguyên nhân bệnh vảy nến do yếu tố di truyền

Vảy nến là bệnh có tính di truyền, nếu con cái sinh ra trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao, chỉ cha hoặc mẹ bị bệnh thì con cái có tỉ lệ mắc khoảng 8,1 %. Còn cả cha và mẹ cùng mắc thì con cái có nguy cơ mắc tới 41%. Đây là một trong những nguyên nhân bị bệnh vảy nến ở rất nhiều bệnh nhân.

Do yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Căng thẳng tâm lý, lo âu sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu rất dễ mắc các bệnh tự miễn như vảy nến, viêm da,…Khi bị bệnh, bệnh nhân thường có tâm lý tự ti, xấu hổ vì làn da sần sùi, xấu xí đây cũng là nguyên nhân vảy nến bệnh trầm trọng và khó chữa trị hơn.

Do nhiễm trùng hay bị bệnh

Những loại bệnh nhiễm trùng như: viêm họng, viêm amidan cũng là nguyên nhân bệnh vảy nến thể giọt và một số loại bệnh nhiễm trùng khác. Những người bị HIV thường bị vảy nến nặng hơn.

Sử dụng thuốc không đúng cách

Sử dụng thuốc không đúng cách là một trong những nguyên nhân vảy nến thường gặp. Một số người có thói quen dùng thuốc theo kinh nghiệm mà không tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Khi dùng thuốc không đúng cách đặc biệt là các loại thuốc như: thuốc chống sốt rét, thuốc trị điều trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid,… có thể khiến bệnh nhân phải gánh chịu một số hậu quả tiêu biểu như bệnh vảy nến.

Sống trong môi trường ô nhiễm

Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thức ăn dị ứng ,…khiến da bị tổn thương, lâu ngày cũng là nguyên nhân bệnh vảy nến và một số bệnh da liễu khác như: da dị ứng, ngứa da, viêm da,…

Do tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời

Ánh sáng mặt trời chứa rất nhiều tia tử ngoại, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10h-15h, các tia này gây tổn thương cho da vì thế khi đi ra ngoài nên có các biện pháp bảo vệ da tránh khỏi tác động của tia cực tím bởi đây là nguyên nhân gây bệnh vảy nến và bệnh ung thư da hàng đầu.

Vùng thượng bì da bị chấn thương

Ở những người bị bệnh vảy nến các tổn thương da như đứt, bầm tím, u bướu, nỏng, hình xăm, tiêm chủng có thể làm vảy nến phát sinh ở khu vực bị tổn thương đó.Ngoài ra các yếu tố như: uống rượu bia, hút thuốc cũng là nguyên nhân bệnh vảy nến và làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Điều trị bệnh vảy nến

Để bong vảy, tiêu sừng và hạn chế sự hình thành nhanh chóng các vảy da bệnh nhân bị vảy nến có thể sử dụng các loại thuốc mỡ, kem, dung dịch như: mỡ Salicyle 5%, 10%, Goudron, Vitamin D3 và dẫn chất. Nếu bạn bị bệnh ở bàn chân thì phải luôn đi giầy có bị tất khi đi ra đường để da chân không bị khô, phòng ngừa các vết nứt ở da bị nhiễm khuẩn và hạn chế tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa.Bạn cũng có thể sử dụng thuốc điều trị toàn thân như: Acitretine: (Soriatane), Methotrexate, Acitretine: (Soriatane). Một biện pháp hiện đại hơn được sử dụng trong chữa vảy nến và bệnh bạch biến đó là: Quang trị liệu: UVB phổ hẹp(UVBTL01), Quang hóa trị liệu: PUVA.

Cách phòng bệnh vảy nến

Để tránh bệnh vảy nến phát sinh và trầm trọng hơn bạn nên:giữ tâm lí thoải mái, tránh căng thẳng.Không nên kì cọ da quá mạnh và bóc daTránh tiếp xúc với các chất có tính bazơ cao như xạt phòng, vôi vì chúng có thể làm vùng da nhiễm bệnh lan tỏa rộng hơn.Nếu bị nhiễm khuẩn tai, mũi, họng nên điều trị sớm.Không nên uống rượu và đồ uống có cồn.Lạc quan với bệnh tật, đây là bệnh lành tính và có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân kiên trì và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bác sỹ khuyên

Các bác sĩ phòng khám đa khoa Dr Thái Hà chia sẻ : vảy nến tuy không lây lan và ít gây nguy hiểm nhưng điều trị khá khó. Phác đồ điều trị thường là kết hợp thuốc uống và thuốc bôi nhưng chỉ làm thuyên giảm bệnh và còn gây nên tác dụng phụ. Do đó, ai cũng nên biết nguyên nhân gây bệnh vảy nến để có biện pháp phòng bệnh kịp thời.Mọi thắc mắc cần lời giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ tư vấn da liễu thông qua hotline 096 822 1166 để được tư vấn cụ thể.